Nghiến (Tên Khoa Học: Burretiodendron hsienmu) là một loài thực vật có hoa, trước đây được phân loại trong họ Đoan (Tiliaceae) còn hiện nay thuộc phân họ Dombeyoideae của họ Cẩm Quỳ (Malvaceae) nghĩa rộng. Nghiến phân bố nhiều ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng ở Quãng Bình và rừng đặc dụng Ba Bể, Kim Hỷ (Bắc Kạn), Trùng Khánh (Cao Bằng), Khau Cạ, Bát Đại Sơn, Du Già (Hà Giang), Cốc Ly, Bắc Hà (Lào Cai); Tát Kẻ - Bản Bung, Na Hang (Tuyên Quang), các cánh rừng dọc theo hạ lưu sông Đà giáp ranh giữa huyện Sìn Hồ (Lai Châu), Mường Đun, Pắc Na thuộc huyện Tủa Chùa (Điện Biên) và rừng Mường Giàng, thuộc huyện Quỳnh Nhai, Sơn La hiện còn loài cây này. Nhưng trước phong trào săn lùng ngọc nghiến, các cánh rừng ở đây đã và đang bị chảy máu.
Nghiến thuộc nhóm IIA
Nu là thuật ngữ chuyên môn của ngành Lâm nghiệp chỉ những phát triển riêng biệt của loài cây. Ví dụ như do Sâu bênh, sét đánh hoặc do bị đốn hạ nữa chừng. Cây sẽ sinh ra nhưng bướu sùi dị thường để phản ứng với điều kiện sinh trưởng hiện tại, chỗ bị thương đó sẽ phát triển khác đi gọi là Nu.
Gỗ Nu thường rất hiếm Giá bán trên thị trường tính theo kg. Đắt rẻ tùy theo loại Gỗ ví dụ như Nu gỗ Sưa giá khoảng 24 hoặc 25 Triệu 1 kg. Giá Gỗ nu nghiến nếu mua chọn khoảng 1,5 đến 2 triệu đồng 1 kg.
Tại sao Gỗ Nu lại đắt vậy?
Thứ 1: thường trên 1 thân cây rất lớn, nếu có thì Cây chỉ tạo ra được vài mảng Nu mà thôi. Thậm chí có những loại cây hoàn toàn không tạo ra Nu hoặc có tạo ra thì hàng trăm cây mới có cây cho vài mảng nhỏ nhất là ở 1 số loài họ nhà Thông Tùng Bách v. v .
Thứ 2: Thớ của Gỗ Nu rất cứng tạo ra vân hình xoắn ốc hoặc vằn vện kỳ dị nếu cắt lát mỏng sẽ cho ta cảm giác đó là 1 bức tranh phong thủy nhiều màu sắc. Cũng bởi thớ gỗ của Nu có hình xoắn nên không phải ở Làng Nghề Thợ nào cũng có thể chế tạc được nó. Thường phải dùng dụng cụ bằng máy móc khi gọt dũa, nếu đục Tay theo phương pháp thủ công thì hoàn thành 1 tác phẩm phải mất vài chục chiếc Đục. Giá nhân công làm Nu đắt gấp 2, 3 lần làm Gỗ thông thường nhưng nếu không làm quen thường người thợ né tránh hoặc không dám nhận...
Theo dân gian truyền miệng thì người sở hữu Gỗ nu nghiến (hay còn gọi là ngọc nghiến) bên cạnh việc thể hiện đẳng cấp, sự giàu sang, phú quý nó còn đem lại nhiều may mắn, tài lộc cực thịnh cho gia chủ. Thợ đóng đồ cũng phải chọn ngày tốt để thắp hương sau đó mới "khai búa", và thường chỉ làm vào những ngày đầu tháng âm lịch. Những sản phẩm từ ngọc nghiến sau khi bán cho gia chủ phải được các "thầy" yểm thì mới… linh, tài lộc mới ùn ùn kéo về (!). Chỉ các đại gia thực sự mới dám sở hữu những bộ bàn ghế, sập đóng từ ngọc nghiến. Gỗ ngọc nghiến giá trị phải là những bộ "độc nhất vô nhị", giá được nâng và nhân lên gấp bội cũng bởi gia chủ nó không thèm bán mà chỉ để ngắm chơi cho thiên hạ thèm.
-
Cũng không khác gì trầm hương được hình thành từ cây dó bầu, ngọc nghiến hay còn gọi dân dã là nghiến "hóa thạch", mắt nghiến, nu nghiến hay bìu nghiến là phần cứng nhất của cây gỗ nghiến, được hình thành từ một "cái lỗi" hay khuyết tật nào đó như sâu bệnh, chặt chém, bị sét đánh… trong quá trình phát triển của cây. Cây gỗ nghiến phải dồn tích dưỡng chất vào chỗ bị thương để bảo vệ và chống sự xâm nhập từ bên ngoài nên phần này phát triển dị thường, tạo những phần gỗ mọc phình ra, đó chính là ngọc nghiến. Ngọc nghiến có vân gỗ cực kỳ lạ mắt, hoa văn biến hóa độc đáo, sóng lớp cuồn cuộn như thường chỉ thấy ở vân thép kiếm Nhật Bản, sờ vào thấy mát lạnh như chạm vào băng đá. Cây càng lâu năm, càng cổ thụ thì ngọc nghiến càng chất lượng, vân gỗ càng lung linh và đắt giá. Xét ở độ cơ học, nó rất cứng, dai, bền, không mối mọt, dù chôn xuống đất cả trăm năm vẫn thế.
Ngọc nghiến chỉ có ở cây từ vài trăm năm tuổi trở lên, và không phải cây nào cũng có, có khi cánh rừng cả ngàn cây chỉ tìm được một cây có ngọc nghiến. Thông thường, ngọc nghiến "hóa thạch" ở những cây nghiến cổ thụ xù xì, góc cạnh, mọc ở sát vách đá, cằn cỗi do thiếu dưỡng chất. Dân sơn tràng phải có kinh nghiệm mới phát hiện cây có ngọc. Nhưng phát hiện ra nó, nếu không biết cách chế ngự, khai thác thì chỉ làm tan đồ nghề, vì nó cứng... như đá.
Vẻ đẹp của nu không chỉ riêng những vân, thớ tạo tác bất ngờ và bắt sáng lại nổi lên như điêu khắc dù mặt nhẵn bóng, cả vùng biên ngoài cũng sẵn lên tận những nốt, u, hang hốc tự nhiên và trơ lạnh nét thời gian như đá. Nu càng dày thì vẻ đẹp càng rõ rang hơn. Có thể nói nu là những siêu phẩm gỗ với những sắc màu khác nhau và kiểu vặn mình “thêu hoa dệt gấm” đã làm cho những sản phẩm gỗ trở nên có giá trị vô cùng to lớn. Toàn bộ đồ gỗ trong nột thất dinh 3 của ông Hoàng Bảo Đại tại Đà Lạt đều được làm bằng nu. Trải qua năm tháng ngót gần thế kỷ mà các đồ gỗ nu ấy vẫn bóng mày vân, vẫn lộng lẫy như những bức tranh phong thủy nhiều màu sắc.
Ngọc nghiến thường được sử dụng để đóng Bàn ghế phòng khách , Đồng hồ cây ,sập, làm các đồ mỹ nghệ, trang trí như Lộc bình, tượng thần tài, tượng cóc ngậm tiền v.v... Ngày nay trong giới dân chơi, những bộ lộc bình hay bộ bàn ghế, sập, giường, tủ… đóng bằng gỗ ngọc nghiến có giá từ vài trăm triệu đến vài tỉ không phải là hiếm thấy nữa
Nu gỗ quý và giá trị như vậy nên những cơ sở sản xuất, chế tác không phải là nhiều để đủ điều kiện sản xuất, chế tác các đồ mỹ nghệ bằng nu gỗ. Hiện nay, Chỉ còn lại rất it công ty chế tác sản phẩm từ gỗ Nu .Điểm danh lại chỉ còn tại hai làng nghế là Đồng Kỵ Và Tam Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh . Trong đó cty Đồ Gỗ Phú hải làng nghề Đồ gỗ Tam Sơn đã chế tác được một số tác phẩm bằng nu gỗ có thể nói là độc nhất vô nhị như Bộ bàn ghế Minh Quốc , tấm phản nằm dài 3m, rộng 2 chiều liền, bộ ghế salon liền tấm mặt, tay vai, lọ độc bình, mâm quả…đều liền một khối. Thứ nào thứ nấy vân sắc huyền ảo như da báo, thạch vân.
Nu gỗ quả là một sản phẩm quý giá của thiên nhiên ban tặng cho chúng ta.
Đến với công ty Đồ Gỗ Phú hải DT 0972.690.610 quí khách sẽ lựa chọn được những sản phẩm ưng ý nhất làm từ gỗ Nu nghiến 100% . Tham khảo Hình ảnh sản phẩm và giá bán tại :
Truy cập website để tham khảo hình ảnh và giá sản phẩm
website : http://bobanghe.com và http://noithatphongkhach.net
DT : 0972.690.610 – 0240.3.856.218
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét